Canada: Lý do người nhập cư tay nghề không tìm được việc làm (Phần 1)

 
Qua hội nghị Gateway 2017 tại Markham, Ontario, dành cho những người mới đến Canada và đang xoay sở tìm việc tại đất nước này, nơi họ có cơ hội trải lòng về những mối lo ngại của bản thân, được đặt câu hỏi và kết nối với các CEO và chuyên gia Canada khác.

Connel Valentine – tác giả của quyển sách Zero2Hired, người đã định cư thành công tại Canada tư năm 2015 đã có những chia sẻ về sự thật của quá trình tìm việc làm tại Canada:

“Kinh nghiệm Canada” không phải trở ngại

Hầu như “mọi người” đang nói về kinh nghiệm Canada. Họ thậm chí còn lập một nhóm thảo luận về nó nữa.

Một người phụ nữa từ Nigeria đã bước lên sân khấu và nói về hệ thống của người Canada trong sự giận dữ. Bạn có thể cảm thấy điều đó qua giọng nói của cô ấy: “Làm sao để tôi có được kinh nghiệm tại Canada nếu tôi không có nổi một công việc tại đây? Tôi đã tìm việc làm trong 8 năm ròng rồi.”

Sau 10 phút dài dòng trao đổi về kinh nghiệm Canada trong sự giận dữ, tôi hỏi ngẫu nhiên vài người “Bạn sẽ sẵn lòng tuyển dụng người phụ nữ ấy? Và tất cả đều trả lời: “Không đời nào!”

Rất nhiều người nghĩ rằng kinh nghiệm Canada là về chuyện làm việc tại Canada. Thế nhưng nó lại không phải như vậy! Đây mới thực sự là ý nghĩa của nó, theo như định nghĩa của riêng tôi:

Nó là nhận định của một quản lý tuyển dụng về kỹ năng mềm và kiến thức của các bạn về văn hoá công sở tại Canada.

Một điều lạ ở đây là, rất nhiều người nói rằng họ nhận được cuộc gọi phỏng vấn, nhưng cơ hội việc làm lại rất mỏng manh.

Bạn cứ nghĩ kỹ lại xem, nếu bạn nhận được lời mời phỏng vấn việc làm, chắc hẳn quản lý tuyển dụng cũng đã biết rằng bạn chưa từng làm việc tại Canada từ lý lịch của các bạn. Tại sao họ gọi phỏng vấn bạn nếu việc chưa từng làm tại Canada là một vấn đề?

Sự thật về “kinh nghiệm Canada”

Điều thường xảy ra nhất trong lúc phỏng vấn có lẽ là bạn không thể chứng minh được kỹ năng mềm mà công việc cần. Hoặc là kỹ năng giao tiếp của bạn quá tệ, hoặc là bạn chưa thể hiện được những gì bạn đã đạt được khi được hỏi về kinh nghiệm của bản thân trong những năm tháng vừa qua. Một nhà tuyển dụng đã cho tôi cho biết là một vài ứng viên bà phỏng vấn thậm chí không giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với bà.

Vào giai đoạn này của buổi phỏng vấn, thì một là những người Canada quá lịch sự, không thì họ sợ bị cho là phân biệt đối xử, thế nên họ chỉ cho bảo rằng “Bạn không có kinh nghiệm Canada” hoặc là “Bạn có quá thừa trình độ (overqualified)”, thế nhưng khi đó ý của họ là “Khả năng giao tiếp tiếng Anh của bạn rất hạn chế” hoặc “Đồng đội của tôi sẽ rất khó để hiểu được những câu từ bạn nói qua cách bạn phát âm” hoặc “Dựa trên những gì bạn kể thì tôi chẳng thấy bạn đã đạt được những thành tựu gì đáng kể.”

Tôi cũng đã từng ở trong một nhóm thảo luận nói về kinh nghiệm của bản thân khi còn là một người mới đến. Một người đàn ông lịch thiệp ở cuối khán phòng nói với tôi rằng, mỗi khi mà ông đến một buổi phỏng vấn thì họ luôn luôn nói rằng “Anh vượt qúa tiêu chuẩn”.

Tôi đã cho anh ấy lời khuyên về cách để đối phó vấn đề này; thế nhưng, khi ông ta trao đổi thẳng với tôi về vấn đề của ông, thì tôi lại rất xấu hổ khi phải nói cho ông ta trước cả một khán phòng như thế.

Thật không may là ông ta không gặp riêng tôi sau buổi thảo luận, nếu không thì tôi cũng sẽ nói rằng “Nếu nhà tuyển dụng có nói bạn vượt quá tiêu chuẩn, thì đó là bởi vì họ ngại nói cho bạn lý do thật sự – đó là Tiếng Anh của bạn”. Tôi phải nói rằng khả năng giao tiếp Tiếng anh của ông ta rất tệ, tôi chẳng thể hiểu nổi làm sao mà ông ta có thể qua được kỳ thi IELTS được.

Tuy nhiên, tôi sẽ không nói lỗi đó hoàn toàn là do ứng viên. Những hành vi này khởi nguồn không chỉ từ kinh nghiệm mà còn bởi nền văn hoá nơi các bạn đến. Có thể Tiếng anh không phải tiếng mẹ đẻ của các bạn, có thể trong văn hoá của bạn thì bạn không được phép đánh giá cao chính mình và phải khen ngợi cấp trên như thế nào. Có thể trong văn hoá của bạn thì phép tắc là phải giữ yên lặng, giữ sự tôn trọng và không thực hiện giao tiếp bằng mắt.

Cuối cùng là, bạn cần hiểu người Canada nghĩ như thế nào và nhà tuyển dụng Canada mong đợi/ kỳ vọng như thế nào để bạn có thể vượt qua những vấn đề về kinh nghiệm Canada.

Nếu bạn không tìm hiểu, hoặc hỏi đúng người – những người không ngại cho bạn một câu trả lời chân thật, và điều quan trọng nhất chính là nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của bản thân nhiều hơn trong khi những người nhập cư tay nghề thì vẫn phàn nàn việc không thể xin việc.

Không “Canada hoá” lý lịch của bản thân

Một vài người tại hội nghị từng đề cập rằng lý lịch của họ dài tới 6 trang!

Mọi người nghĩ rằng họ có thể “ném” tất cả kinh nghiệm của bản thân chỉ vào một tờ văn bản và “bắn” thư cho mọi thông báo việc làm ở Canada.

Đảm bảo các bạn sẽ thất bại.

Mọi người nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia và đi xa hơn một bước, họ nên học những phương pháp “Canada hoá” lý lịch của bản thân để phù hợp với nhu cầu của quản lý. Phần lớn là chúng ta phải hiểu làm thế nào để làm nổi bật bề dày kinh nghiệm của bản thân theo một cách mà làm hài lòng được nhà tuyển dụng và quản lý tuyển dụng ở Canada.

Một trong những công cụ ưa thích nhất của tôi để thực hiện việc khảo sát chất lượng của lý lịch đó là jobscan. Công cụ này cho phép các bạn so sánh bản lý lịch bản thân với mô tả công việc được đăng cạnh nhau và tính điểm theo mức độ phù hợp.

Canada đa dạng văn hóa công sở nhưng…

Canada luôn chào đón sự đa dạng văn hoá nơi công sở. Đó là những gì mà hội nghị Gateway 2017 đem lại.

Nhưng không ai đề cập rằng có một nơi mà sự đa dạng văn hoá không được chấp nhận đó chính là các quy chuẩn trong môi trường kinh doanh.

Sự đa dạng của bạn sẽ được chấp nhận vì những ý tương mới và sáng tạo với vốn hiểu biết phong phú.

Tuy nhiên, khi bạn giao tiếp, khi bạn dẫn dắt đội ngũ, khi bạn thuyết trình, khi bạn tham dự mỗi cuộc họp, khi bạn thực hành kỹ năng bán hàng, khi bạn chăm sóc bệnh nhân của mình, khi bạn xin nâng lương, khi bạn làm việc với cấp trên và mỗi khía cạnh trong công việc khác nhau mà bạn có thể nghĩ tới, nó chỉ được thực hiện theo 1 cách và đó là cách của người Canada.

Theo Zero2Hired